Hiểu về BQTH

Giới thiệu OABSS

Đánh giá BQTH bằng OABSS

Giải pháp cho bệnh nhân BQTH

Tóm tắt

Bạn có đang mắc hội chứng

“Bàng quang tăng hoạt”?

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt (OAB – overactive bladder)

  • Thường trải qua tình trạng tiểu gấp, có xuất hiện nhu cầu đi tiểu nhiều lần trong ngày (từ 8 lần trở lên) và/hoặc tiểu từ hai lần trở lên vào ban đêm.
  • Họ cũng gặp tình trạng són tiểu gấp/đột ngột không kịp vào nhà vệ sinh.

Trong thực tế, các triệu chứng của OAB thường không tuân theo định nghĩa và không phải lúc nào cũng đầy đủ các triệu chứng như mô tả.

Có những trường hợp triệu chứng không hoàn toàn giống nhau và có sự thay đổi về tần suất xuất hiện.

  • Phổ biến nhất là tình trạng tiểu nhiều lần từ 8 lần trở lên vào ban ngày và/hoặc tiểu từ hai lần trở lên vào ban đêm. 
  • Tiếp đến là tình trạng tiểu gấp phải vội ra nhà vệ sinh và khó kiềm nén được, và ít phổ biến hơn là són tiểu gấp /đột ngột buồn tiểu và són tiểu do không kịp vào nhà vệ sinh.

Nếu bạn nghi ngờ mình bị BÀNG QUANG TĂNG HOẠT, bạn có thể trả lời các câu hỏi trong

THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ TRIỆU CHỨNG BÀNG QUANG TĂNG HOẠT (OABSS).

Giới thiệu

Giới thiệu

thang điểm OABSS

thang điểm OABSS

Năm 2006 Homma tác giả người Nhật Bản đã giới thiệu bảng câu hỏi đánh giá bàng quang tăng hoạt dựa vào bốn triệu chứng. Mỗi triệu chứng được phân chia các mức độ cụ thể để tính điểm dựa vào kết quả nghiên cứu dịch tễ học về mức độ ảnh hưởng của triệu chứng đến chất lượng sống người bệnh.
Chẩn đoán OAB dựa vào triệu chứng, nên phản hồi của bạn được xem là rất quan trọng. Vì vậy, bảng câu hỏi kèm theo hướng dẫn chấm điểm cụ thể cho từng câu hỏi giúp thuận lợi cho việc đánh giá, chẩn đoán, và so sánh hiệu quả điều trị OAB. Bộ câu hỏi OABSS có các câu hỏi được định nghĩa chính xác, rõ ràng và dễ hiểu nên khả thi để sử dụng sàng lọc chẩn đoán OAB.
Nhật Bản chấp thuận thang điểm OABSS là một công cụ đánh giá chẩn đoán OAB. Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kong, Trung Quốc, Malaysia chấp thuận bộ câu hỏi OABSS và dịch ra các thứ tiếng bản ngữ để áp dụng là công cụ đánh giá, chẩn đoán OAB. Việt Nam, Hội nghị Thận học - tiết niệu, năm 2014 đồng thuận cho việc khuyến cáo sử dụng bộ câu hỏi OABSS trong chẩn đoán OAB.)
Sự phù hợp của thang điểm OABSS trong thực hành lâm sàng.
Tính đồng thuận trong khuyến cáo sử dụng OABSS.

Trả lời thang điểm đánh giá triệu chứng bàng quang tăng hoạt (OABSS)

  • Bạn có thấy xuất hiện các triệu chứng dưới đây không?
  • Vui lòng chọn tần suất phù hợp và khoanh tròn vào mức độ tình trạng của bạn trong tuần qua.
Lưu ý: Các thông tin này sẽ được bảo mật.
CÂU HỎI
SỐ LẦN
1.
Thông thường, bạn đi tiểu bao nhiêu lần từ lúc thức dậy vào buổi sáng cho đến khi đi ngủ vào ban đêm?
2.
Bạn thường phải thức dậy để đi tiểu bao nhiêu lần trong khoảng thời gian từ khi ngủ đến khi thức dậy vào buổi sáng?
3.
Bạn có thường xuyên
bị cảm giác buồn đi tiểu đột ngột và khó kìm lại được không?
4.
Bạn có thường xuyên
bị són tiểu vì không thể trì hoãn việc buồn đi tiểu đột ngột?
≤ 7
8 - 14
≥ 15

GỬI ĐỂ NHẬN NGAY KẾT QUẢ!

Không lần nào
1 lần
2 lần
> 3 lần
Không lần nào
Ít hơn 1 lần/tuần
1 lần/tuần
1 lần/ngày
2 - 4 lần/ngày
≥ 5 lần/ngày
Không lần nào
Ít hơn 1 lần/tuần
1 lần/tuần
1 lần/ngày
2 - 4 lần/ngày
≥ 5 lần/ngày

Tôi cần làm gì khi bị bàng quang tăng hoạt?

Khi đã được chẩn đoán OAB, bạn sẽ được các chuyên gia chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp phù hợp cho bạn.

Điều chỉnh cách sống

Để cải thiện triệu chứng, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống bằng cách tránh các đồ uống chứa cồn, có ga, cà phê, đồ ngọt,... Những loại thức uống này có thể gây kích thích bàng quang khiến bạn đi tiểu nhiều lần. Bạn cũng nên điều chỉnh lượng nước uống hàng ngày khoảng 1,5 – 2L (lưu ý: không áp dụng cho người có bệnh lý cần hạn chế uống nước và tùy thuộc thời tiết và điều kiện làm việc mà lượng nước có thể thay đổi cho phù hợp) và hạn chế uống nước sau 18 giờ. Đồng thời, uống đủ nước theo khuyến cáo trên giúp giảm táo bón và có thể cải thiện các triệu chứng tiểu gấp và tiểu nhiều lần.
Ngừng hút thuốc lá sẽ giúp giảm ho mạn tính và giảm cân đối với những người béo phì. Điều này có thể cải thiện tình trạng tăng áp lực trong bụng gây ra các triệu chứng của bàng tăng hoạt. 

1

2

Tập kìm nèn, kiểm soát tiểu gấp

Khi bạn cảm thấy có cảm giác tiểu gấp, hãy tránh việc vội vàng chạy đi tiểu. Thay vào đó, hãy ngồi xuống nếu có thể, hít thở sâu và thư giãn. Bạn có thể tập trung vào việc suy nghĩ về những điều khác, hoặc đếm số thứ tự từ 1 đến 100. Ngoài ra, hãy chủ động co thắt cơ đáy chậu một cách mạnh và nhanh chóng khoảng 5-6 lần, hoặc co thắt cơ đáy chậu một cách vừa phải và giữ trong 10 giây. Điều này sẽ giúp giảm áp lực trong bụng, làm giảm kích thích bàng quang và tăng cường sức mạnh của cơ đáy chậu.

3

Tập luyện bàng quang

Bạn cần đi tiểu theo đúng thời gian, và cố gắng kiềm chế cảm giác buồn tiểu nếu chưa đến thời điểm quy định. Mục tiêu là giữ khoảng thời gian giữa hai lần đi tiểu là từ 3 đến 4 giờ. Để đạt được hiệu quả, bạn cần tập luyện bàng quang ít nhất trong 6 tuần.

4

Sử dụng các thuốc điều trị bàng quang

Việc sử dụng thuốc điều trị bàng quang tăng hoạt theo đơn thuốc của bác sĩ có tác dụng giảm số lần đi tiểu, giảm cảm giác buồn tiểu đột ngột và cải thiện khả năng kiểm soát việc đi tiểu trong những lúc xuất hiện cơn buồn tiểu gấp/đột ngột.

Tóm lại

Kết hợp việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát triệu chứng bàng quang tăng hoạt một cách hiệu quả hơn. Thay đổi lối sống bao gồm những thay đổi về chế độ ăn uống, thực hiện các bài tập cơ bàng quang và kỹ thuật kiềm nén, kiểm soát tiểu gấp. Cùng với đó, sử dụng thuốc điều chỉnh bàng quang theo chỉ định của bác sĩ sẽ có tác dụng điều hòa hoạt động của bàng quang và giảm các triệu chứng không mong muốn.
Khi bạn có các dấu hiệu của OAB, nên đến gặp chuyên gia chăm sóc sức khỏe ban đầu hoặc bác sĩ để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị. Sự kết hợp của các biện pháp như điều chỉnh lối sống, tập luyện bàng quang, thực hiện bài tập sàn chậu hiệu quả và sử dụng thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát tốt các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt.
Tôi bị bàng quang tăng hoạt có chữa khỏi được không?
Tương tự như bệnh tăng huyết áp, bàng quang tăng hoạt là một hội chứng mạn tính. Hiện nay, các biện pháp điều trị như điều chỉnh lối sống, tập luyện bàng quang, thực hiện bài tập cơ đáy chậu và sử dụng thuốc hàng ngày đã được chứng minh là có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của bạn. Tuy nhiên, để duy trì hiệu quả của điều trị, quan trọng để bạn tuân thủ các hướng dẫn điều trị, tiếp tục theo dõi và quản lý dài hạn dưới sự hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khỏe ban đầu của bạn.
Tôi bị bàng quang tăng hoạt phải điều trị trong bao lâu?

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

1. Homma Y, Yoshida M, S. N et al. "Symptom assessment tool for overactive bladder syndrome-overactive bladder symptom score." Urology, 2006; 68(2).
2. Chen Y, Yu Y, Yang J, Duan Y et al. "Association between overactive bladder and peri-menopause syndrome: a cross-sectional study of female physicians in China." Int Urol Nephrol, 2015; 47(1573-2584 (Electronic)).
3. Chiu A-F, Huang M-H, Wang C-C et al. "Prevalence and factors associated with overactive bladder and urinary incontinence in community-dwelling Taiwanese." Tzu Chi Medical Journal, 2012; 24(2), 56-60.
4. Ahmad SM, Aznal SS, Tham SW. "Prevalence of overactive bladder syndrome (OABS) among women with gynaecological problems and its risk factors in a tertiary hospital, Negeri Sembilan, Malaysia: Implication for primary healthcare providers." Malays Fam Physician, 2015; 10(1985-207X (Print)).
5. Cambronero Santos, J., & Errando Smet, C. (2016). Prevalence of storage lower urinary tract symptoms in male patients attending Spanish urology office. Urinary urgency as predictor of quality of life. Actas Urol Esp, 40(10), 621-627. https://doi.org/10.1016/j.acuro.2016.04.012
6. Nguyễn Thị Thủy Nguyên, Đỗ Đào Vũ, Nguyễn Đăng Vững. "Thực trạng mắc bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng của bệnh bàng quang tăng hoạt ở người từ 40 tuổi trở lên tại Hà Nam năm 2016; luận văn cao học, đại học y Hà Nội, 2016, phụ lục 1; tr 63-64."
7. Gormley EA, Lightner DJ, Faraday M et al. Diagnosis and treatment of overactive bladder (non-neurogenic) in adults: AUA/SUFU guideline amendment. J Urol 2015, 193 (5), 1572-1580.
8. Paul Abrams, Linda Cardozo, Magnus Fall et al. The standardisation of terminology of lower urinary tract function: report from the Standardisation Sub-committee of the International Continence Society Neurourol Urodynam 2002; 21: 167-78
9. Y. Chen, Y. Yu W Fau - Yang, J, et al. . Association between overactive bladder and peri-menopause syndrome: a cross-sectional study of female physicians in China. Int Urol Nephrol, 2015; 47 (1573-2584 (Electronic)), 7.
10. The SUFU Foundation OAB Clinical Care Pathway For more information on better bladder control visit: http://sufuorg.com/oab
Tài liệu được ban hành bởi Văn phòng đại diện hội Tiết Niệu Thận Học Việt Nam tại TP. Hà Nội dưới sự đồng hành và hỗ trợ của công ty Astellas Pharma Việt Nam

Hiểu về BQTH

Giới thiệu OABSS

Đánh giá BQTH bằng OABSS

Giải pháp cho bệnh nhân BQTH

Tóm tắt

Tổng điểm:

Kết luận tình trạng: NẶNG

Lời khuyên: Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa Tiết Niệu để được chẩn đoán chuyên sâu và điều trị kịp thời cho tình trạng của bạn.

Tổng điểm:

Kết luận tình trạng: TRUNG BÌNH

Lời khuyên: Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa Tiết Niệu để được chẩn đoán chuyên sâu và điều trị kịp thời cho tình trạng của bạn.

Tổng điểm:

Kết luận tình trạng: NHẸ

Lời khuyên: Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa Tiết Niệu để được chẩn đoán chuyên sâu và điều trị kịp thời cho tình trạng của bạn.